Thiên nhiên kì ảo trên dòng sông Hầm Hô, Bình Định

Hầm Hô là cả một khúc sông dài gần 3km, chiều rộng trên dưới 30m, lòng sông chi chít những trụ đá hoa cương thiên hình vạn trạng, với các địa danh được gọi tên theo hình dạng của đá trên sông như: Đá Thành, Đá Bàn Cờ, Đá Chùm, Đá Dựng, Đá Trải.

hầm hô

Chèo thuyền đi bắt cá trên sông Hầm Hô


Hầm Hô thuộc địa phận xã Tây Phú, Huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định, cách Thành phố Qui Nhơn 50km về phía Tây Bắc.

hầm hô

Nhà sàn trên Hầm Hô


Sông Hầm Hô có tiếng là nhiều cá, nhất là về mùa lũ. Cá từ khắp nơi kéo về từng bầy trông đặc cả nước. Cá lội ngược dòng bị thác nước hất tung trở lại trông như thể cá bay. Dân gian truyền rằng, hằng năm Long vuong tổ chức kì thi cho cá tại thác Hầm Hô. Con nào vượt qua được sẽ hóa rồng, nên cá từ sông Côn dồn cả về đây để thử vận may. Có lẽ do điển tích này mà thác Hầm Hô còn có tên chữ là Vũ Môn, còn dân gian thì gọi là thác Cá Bay. Vậy mới có thơ rằng:"Hầm Hô nước chảy trong xanh/ Dưới sông cá lội, trên cành chim reo".

hầm hô

Làn nước trong xanh nhìn thấy cá lội tung tăng của Hầm Hô


Nếu du ngoạn bằng thuyền đi dọc sông, đắm mình vào thế giới huyền ảo của thiên nhiên, du khách sẽ có cảm giác như đi vào thế giới thần thoại. Hơn thế, đến đây du khách không chỉ được thưởng ngoạn cảnh đẹp kì ảo của thiên nhiên, mà còn có dịp sống lại những ngày tháng hào hùng của lịch sử. Chính tại nơi đây, hơn hai trăm năm về trước, vị danh tướng Võ Văn Dũng đã rèn quân luyện võ để rồi sau đó hợp lực với các thủ lĩnh Tây Sơn phất cờ khởi nghĩa. Sau này, Mai Xuân Thưởng là nguyên soái đạo quân Cần Vương tại Bình Định từ giữa 1885 đến giữa năm 1887, dựa vào ví thế núi non hiểm trở của Hầm Hô, nghĩa quân do ông chỉ huy đã gây cho giặc Pháp nhiều tổn thất và khiếp sợ.Với người con gái Tây Sơn, Bình Định quê tôi “Trước thăm cho biết Hầm Hô/Sau em bớt đợi, bớt chờ nghe anh!

hầm hô

Cùng thỏa sức với dòng nước Hầm Hô

(Theo danviet)


Cũ hơn Bài viết mới


0 bình luận


Để lại phản hồi